,
Hóa chất tẩy rửa là gì
và các loại chất tẩy rửa phổ biến nhất, được sử dụng nhiều nhất sẽ được chúng
tôi giới thiệu trong bài viết sau đây.
1. Hóa chất tẩy rửa là gì?
Chất tẩy rửa/ hóa chất tẩy rửa là sản phẩm không còn xa lạ với mọi người, mọi gia đình hay bất kỳ địa điểm nào. Chất tẩy rửa là những chất hóa học có tác dụng làm sạch trên mọi bề mặt như: sàn, nền. gỗ, các thiết bị kim khí, men… được đặc chế từ những công thức hóa học riêng biệt để đánh bật nhưng vết bẩn đặc trưng riêng.
Thông thường, thành phần các chất tẩy rửa có những loại chất hóa học có tác dụng tẩy trắng, làm sạch, chất ổn định, nhuộm màu…Tùy theo từng loại và từng công dụng riêng mà các chất có nồng độ khác nhau hay thành phần phù hợp.
Chất tẩy rửa bao gồm các hợp chất hữu cơ, có đặc tính phân cực và không phân cực. Chất tẩy rửa có ba loại: Anion, Cation, và không ion. Anion và Cation có các điện tích âm hoặc tích cực vĩnh viễn, gắn với các chuỗi CC không phân cực.
Chất tẩy cation sản sinh ion điện dương trong dung dịch.
Chất tẩy rửa anion bao gồm cả xà phòng và phần lớn chất tẩy rửa tổng hợp hiện đại, sản sinh ra điện cực âm keo ion trong dung dịch.
Chất tẩy không ion có một số nguyên tử có điện dương yếu và điện âm. Điều này là do điện tử thu hút sức mạnh của các nguyên tử oxy.
Chất tẩy rửa có thể là các loại từ thiên nhiên song hiện nay người ta thường dùng các loại được sản xuất bằng công nghệ hiện đại. Chúng sẽ có thành phần từ các chất như dầu mỏ, hắc ín hoặc chất hoạt tính, mỡ động vật.
Có nhiều loại hóa chất tẩy rửa phục vụ nhu cầu đa dạng của người dùng
2. Nguyên lý hoạt động của chất tẩy rửa
Với tác dụng làm phá vỡ liên kết của vết bẩn, nên nguyên lý hoạt động của chất tẩy rửa sẽ là:
- Chất tẩy rửa làm giảm độ căng của nước, thẩm thấu vào các vết bẩn.
- Chất tẩy rửa làm phá vỡ các liên kết của các vết bẩn, làm tan tã các vết bẩn trên bề mặt, trả lại bề mặt sáng sạch cho thiết bị, dụng cụ hay đối tượng làm sạch.
- Tạo lớp phủ bề mặt, bảo vệ bề mặt thiết bị khỏi những vết bám bẩn, giảm những tác động của môi trường hay hóa học lên bề mặt thiết bị lâu dài.
3. Các loại chất tẩy rửa phổ biến hiện nay
Các loại chất tẩy rửa hiện nay được chia theo công dụng và đáp ứng nhu cầu khác nhau của đời sống và quá trình sản xuất.
a. Hóa chất vệ sinh sàn
Trong dòng hóa chất vệ sinh sàn, có nhiều loại chất tẩy rửa đáp ứng nhu cầu khác nhau trong vệ sinh và làm sạch sàn như:
Hóa chất tẩy bóc sàn
Hóa chất phủ bóng sàn
Hóa chất lau, vệ sinh làm sạch sàn hàng ngày
Hóa chất tẩy dầu mỡ trên nền sàn xưởng
Hóa chất những vết bẩn như: xi măng, ám khói…trên nền sàn xưởng
…
Kho hàng chất tẩy rửa của The One Việt Nam
b. Các loại hóa chất vệ sinh hàng ngày
Đây là những loại hóa chất gần gũi với đời sống và được nhiều người biết tới nhất, gồm nhiều loại như:
Nước rửa tay, rửa tay diệt khuẩn.
Nước rửa bát
Nước tẩy dầu mỡ nhà bếp
Nước tẩy toilet, nhà vệ sinh
Nước lau kính..
Nước lau sàn
….
c. Các loại hóa chất trong ngành giặt là
Đây cũng là dòng hóa chất gần gũi và sử dụng nhiều, thường xuyên. Bộ hóa chất trong ngành giặt là được phân thành nhiều loại như:
Nước giặt quần áo
Nước xả
Nước xịt thơm – hóa chất tạo thơm
Hóa chất giặt khô, giặt thảm, nệm, ghế, sofa
Hóa chất làm sạch, làm sáng như các loại chất tẩy gốc Clo hay Oxy
Hóa chất tẩy điểm, loại bỏ những loại vết bẩn cứng đầu như: vết chè, café, vết ố vàng, vết máu…
The One Việt Nam - Địa chỉ cung cấp các loại hóa chất tẩy rửa uy tín
d. Các loại hóa chất tẩy chuyên biệt
Đây là dòng hóa chất được sản xuất để làm sạch những vết bẩn chuyên biệt như: tẩy ố vàng, rỉ sét, tẩy mốc cho tường, làm sáng thiết bị kim khí….
Dòng hóa chất tẩy chuyên biệt gồm những loại như:
Hóa chất tẩy mốc tường, sàn.
Hóa chất tẩy ố vàng, rỉ sét
Hóa chất là sáng bề mặt kim loại như đồng, các loại kim khí..
Hóa chất tẩy cặn canxi cho đường ống, thiết bị..
4. Những lưu ý khi sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa
Các loại hóa chất tẩy rửa rất phổ biến và cần thiết trong cuộc sống bởi chúng có tác dụng làm sạch nhanh, hiệu quả. Nhưng khi sử dụng, người dùng cũng phải sử dụng đúng cách, theo hướng dẫn và có những thiết bị bảo vệ để tránh trường hợp các chất hóa học trong chất tẩy rửa làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ngoài việc sử dụng, việc bảo quản các loại chất tẩy rửa cũng quan trọng. Nên để các loại chất tẩy rửa ở nơi khô ráo, thoáng mát, đóng nắp chặt sau mỗi lần sử dụng và để tránh xa tầm tay trẻ em để tránh gây ra những sự nguy hiểm và mất an toàn không đáng có.