,
"Tại sao phải cần đánh bóng sàn với hóa chất chuyên dụng?”
là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi có nhu cầu phục hồi, đánh bóng sàn cũ.
Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu tại sao nên đánh bóng sàn với hóa chất chuyên dụng.
Xem thêm:
>> Các loại hóa chất đánh bóng - phủ bóng sàn
Tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tổn thương bề mặt sàn
Sàn đá, sàn bê tông là những loại sàn phổ biến được sử dụng ở những trung tâm thương mại, khách sạn, những nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp với diện tích lớn. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian sử dụng, bề mặt sẽ xuống cấp, có nhiều vết trầy xước, lồi lõm, những tổn thương bề mặt, không còn giữ được vẻ đẹp, sáng, bóng như ban đầu. Lúc này, bề mặt sàn cần phục hồi, đánh bóng lại và khắc phục những tổn thương để trả lại sự thẩm mỹ và nét đẹp ban đầu.
Đánh bóng sàn sẽ khắc phục những tổn thương để trả lại sự thẩm mỹ
Với những yếu tố tác động liên tục lên bề mặt sàn như:
- Lưu lượng người qua lại lớn, mức độ sử dụng liên tục làm bề mặt nền nhanh chóng bị bẩn và mất dần độ bóng.
- Độ cọ sát của việc kê, chứa đồ dùng, các thiết bị trên mặt sàn gây ra những vết xước, tạo ra những vết tổn thương bề mặt lớn.
- Tác động của môi trường như độ ẩm, nấm mốc sẽ làm cho bề mặt sàn không giữ được vẻ sạch sẽ, sáng bóng.
- Những tác động hóa học như: thức ăn, nước uống, vệt dầu mỡ, các chất hóa học..
Sử dụng hóa chất đánh bóng sàn nền cho quy trình đánh bóng sẽ giúp cho bạn:
- Tăng hiệu quả đánh bóng hơn nhiều lần.
- Giúp phát huy hết khả năng, hiệu quả của các quy trình tiếp sau như phủ bóng, làm sạch.
- Giảm thời gian đánh bóng mà hiệu quả vẫn đảm bảo.
- Việc đánh bóng nền sàn được thực hiện nhanh hơn, giảm công sức lao công.
- Hiệu quả của việc đánh bóng được kéo dài, giảm mức độ cần bảo hành, bảo trì của đơn vị.
- Hạn chế tối đa những vết bẩn, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ hơn cho không gian.
Bề mặt sàn có nhiều yếu tố tác động gây tổn thương, cần đánh bóng và phủ bóng theo định kỳ, thường xuyên
Quy trình đánh bóng – phủ bóng sàn đúng cách:
Để chuẩn bị cho việc đánh bóng sàn chuyên nghiệp và mang lại hiệu quả cao, quy trình đánh bóng sàn gồm những bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ đánh bóng, máy trà sàn, chổi quét…và chất đánh bóng chuyên dụng.
Bước 2: Với những sàn mới, sử dụng máy chà sàn để khắc phục tình trạng lồi lõm trên bề mặt, để có mặt phẳng hơn, đồng đều.
Với những mặt sàn cũ, cần phải loại bỏ lớp phủ cũ trên bề mặt, xử lý bề mặt, khắc phục những vết trầy xước do va chạm vật lý, đồ vật gây ra, khắc phục những lỗ thủng, đảm bảo bề mặt phẳng, sạch sẽ nhất.
Mỗi măt sàn có tình trạng khác nhau, chính vì thế, cần sử dụng máy chà sàn với đầu số phù hợp để mang lại hiệu quả đánh bóng tốt nhất.
Bước 3: Vệ sinh bề mặt sàn.
Đây là bước quan trọng, loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, những vệt dầu mỡ, vết cao su, vết bẩn bám cặn trên bề mặt để tăng độ bám dính cho các chất tạo độ cứng hay chất phủ bóng.
Bước 4. Phủ bóng bề mặt với chất phủ bóng phù hợp để bề mặt sàn có độ bóng tốt nhất. Thường sử dụng chất phủ bóng với 3 lớp để đạt hiệu quả tối ưu. Mỗi lớp phủ cách nhau 30 – 40 phút, và sau 5 – 6 tiếng thì bề mặt sàn sẽ khô hoàn toàn để đưa vào sử dụng.
Khi nào bạn cần đánh bóng sàn?
Tác dụng của đánh bóng sàn là mang lại bề mặt nền, sàn sáng, sạch, bóng, loại trừ những vết trầy xước, vết bẩn, trả lại không gian sạch, vệ sinh hơn, thẩm mỹ hơn. Chính vì thế, những thời điểm bạn nên cần đánh bóng sàn là:
- Khi triển khai, thi công công trình thì yêu cầu về mức độ bóng sáng sàn là một trong những tiêu chí quan trọng. Chính vì thế, việc đánh bóng sàn vào thời điểm này là nhu cầu thiết yếu nhất.
- Bề mặt sàn sau một thời gian sử dụng lâu dài, dưới tác động vật lý như đi lại, chứa đựng đồ dùng, thiết bị, những tác động hóa học hay môi trường làm giảm đi độ bóng, sáng vốn có của nền, sàn. Đồng thời, trong quá trình sử dụng, việc tạo ra những vết xước bề mặt, những vết bẩn lâu ngày, vết hoen ố sẽ làm giảm sút tỉ lệ bóng sáng, thẩm mỹ của nền, sàn. Chính vì thế, đây cũng là lúc mà người dùng, đơn vị thi công nên triển khai công tác đánh bóng sàn, sử dụng tới những hóa chất đánh bóng sàn chuyên dụng.