,
Hóa chất vệ sinh công nghiệp
Địa chỉ chuyên cung cấp các loại hóa chất làm sạch vệ sinh công nghiệp
Sử dụng hóa chất một cách an toàn để làm sạch ngôi nhà cũng như trong công nghiệp rất quan trọng. Hóa chất tẩy rửa những vết bẩn lâu ngày và không gây hại bề mặt, cho bạn một hương thơm dễ chịu
Bài viết sau đây chia sẻ những kinh nghiệm của chúng tôi trong quá trình sử dụng hóa chất vệ sinh công nghiệp
Hóa chất gốc kiềm:
Dùng quỳ tím thử độ PH, chất kiềm có pH >7 , dùng tẩy mạnh các chất bẩn hữu cơ, mỡ, dầu,…
Hóa chất trung bình:
Độ PH gần bằng 7 dùng để tẩy dưỡng, it gây hại, tẩy rửa hàng ngày ở mức độ nhẹ.
Căn cứ vào tính năng, mục đích sử dụng ta phân ra các loại:
1. Hóa chất làm sạch:
Hóa chất làm sạch gốc axit:
Bản chất là các chất tẩy rửa mang gốc axit dùng làm sạch các chất vô cơ như xi măng,… thường dùng trong làm sạch sàn nhà, cầu thang, nhà vệ sinh,.. được sử dụng nhiều trong làm sạch công trình vệ sinh sau xây dựng và làm sạch khu vệ sinh khi sử dụng, sau khi làm sạch dùng máy hút hết nước bẩn và dùng khăn lau lại bằng nước lã và để khô.
Lưu ý khi sử dụng: Để xa trẻ em, tránh tiếp xúc trực tiếp vào da vào mắt, nếu bị bắn vào mắt thì phải rửa ngay bằng nước lã và đi đến trung tâm y tế.
Không dùng được trên vật liệu bằng kim loại, inox, đá tự nhiên.
Hóa chất làm sạch gốc kiềm:
Là hóa chất tẩy rửa gốc kiềm sử dụng làm sạch các thiết bị như nội thất, máy điều hòa, máy điện thoại,.. mà không làm trầy xước vật liệu, khi sử dụng chỉ cần xịt lên bề mặt vật liệu sau đó dùng vải mềm làm sạch và lau khô bằng khăn ẩm
Lưu ý:
+Khi làm sạch nên pha loãng với nước tùy theo độ bẩn của vật liệu và lau lại bằng nước sạch. Tránh để hóa chất còn đọng lại trên vật liệu có hại cho vật liệu.
+Không để dây vào mắt.
+Không được dùng trên vật liệu bằng nhôm.
Hóa chất làm sạch trung tính:
Là các hóa chất làm sạch độ PH gần bằng 7 dễ sử dụng và ít gây nguy hại đến bề mặt vật cần làm sạch, chủ yếu được sử dụng trong lau chùi hàng ngày. Đa số đều có tác dụng diệt khuẩn có mùi thơm dễ chịu, chống lại các vi khuẩn xâm nhập. Khi sử dụng cần pha loãng với nước theo tỷ lệ chỉ dẫn trên bao bì. Sản phẩm điển hình là các loại VIM lau sàn,…
Hóa chất làm sạch trên các vật liệu riêng biệt:
Khi làm sạch cần lưu ý về loại hóa chất vì khi sử dụng sai sẽ làm hỏng vật liệu và các hóa chất riêng biệt thường dành cho từng loại vật liệu riêng biệt do các nhà máy sản xuất quy định. Tuy nhiên khi sử dụng những hóa chất này cần lưu ý đến mấy tính chất sau:
+ Hóa chất làm sạch vật liệu inox, đồng,…có tính trung tính và có tính mài mòn, cần lau nhiều lần
+ Hóa chất làm sạch nhôm: thường có tính axit (lưu ý tránh dùng gốc kiềm vì có thể làm hư vật liệu nhôm và tạo ra các vết ố, xỉn)
+ Hóa chất làm sạch vật liệu nhựa, cao su, sơn là các chất trung tính
+ Hóa chất lau kính: có độ kiềm nhẹ thường pha với các loại cồn nhẹ làm sạch và bay hơi nhanh, chống bụi bẩn bám trở lại. Thường được dùng theo bình dạng xịt.
2. Hóa chất phủ bóng:
Là loại hóa chất tổng hợp có chứa chất keo cứng hòa tan trong nước, khi khô tạo ra một lớp màng màu sữa bảo vệ cứng và trong suốt. Sử dụng để phủ lên bề mặt các vật liệu sau khi đã làm sạch như gạch, gỗ, Granite, vinyi,kim loại,…để bảo vệ bề mặt vật liệu tránh trầy xước và ẩm mốc.
Cách sử dụng:
Pha với nước theo tỷ lệ 4/1 xịt hoặc bôi đều lên bề mặt vật liệu. Sau đó đánh bóng và dùng khăn ẩm lau qua.
Các hóa chất điển hình như: Snabak, Wax, Fhineup,. Ngoài ra còn có hóa chất phủ bóng gốc dầu dùng phương pháp phun và quét như: dầu bóng, P.U…thường dùng trên gỗ, gạch đỏ,..,
Các loại vật liệu bằng da như Sofa, giày có các loại si chuyên dùng.
3. Hóa chất khử mùi + tạo mùi:
+ Sản phẩm tiêu biểu là dầu thông, băng phiến, được sử dụng nhiều trong các phòng kín như khu vệ sinh, phòng trải thảm, để khử mùi hôi, mùi ẩm mốc, xua đuổi côn trùng.
+Sau khi khử mùi, tạo mùi thơm trong phòng bằng các loại hóa chất tạo mùi thường ở dạng hộp xịt.